Nhiều du khách sau khi đến Thái Lan đều bị ấn tượng bởi sự vui vẻ, yêu đời của người dân nơi đây. Mặc dù việc vui vẻ là điều không có gì mới mẻ, nhưng ở Thái Lan, điều đó khác biệt. Người Thái nâng tầm sự vui vẻ lên thành một phẩm chất dân tộc, một cách sống đáng được ngưỡng mộ.
Nụ cười rạng rỡ của những người phụ nữ Thái lớn tuổi khi được du khách chụp hình. |
"Sanuk" ở khắp mọi nơi
Mỗi nền văn hóa đều có một từ riêng để mô tả sự vui vẻ. Trong tiếng Thái, từ đó là "sanuk" mang nhiều ý nghĩa và tôn kính hơn hết thảy. Sanuk miêu tả sự vui vẻ như một hoạt động có giá trị nội tại.
Đi xuống bất kỳ con đường, ngõ ngách nào ở Bangkok, bạn đều có thể thấy sanuk. Du khách thấy sanuk ở lễ hội té nước mừng năm mới Songkran diễn ra vào ngày 13-15/4 hàng năm. Lễ hội còn được biết đến là "cuộc chiến té nước lớn nhất thế giới". Ra ngoài đường vào dịp Songkran, bạn phải chuẩn bị tinh thần cho những cuộc "tấn công" bằng súng nước hay thậm chí cả xô nước bất ngờ từ trẻ em và cả người lớn ngoài phố. Có nguồn gốc từ một lễ hội Phật giáo, Songkran là dịp lễ quan trọng nhất của người Thái, thời điểm cả đất nước tưng bừng tiếng cười đùa, tràn ngập niềm vui. Không có nơi nào ở châu Á ăn mừng lễ Songkran rầm rộ, đầy tính giải trí và vui vẻ như Thái Lan.
Dù bị "tấn công" bất ngờ bằng nước, ai cũng cười đùa vui vẻ hết mình. |
Với người Thái, vui vẻ không phải sự lựa chọn. Trong thực tế họ dùng từ "len" có nghĩa là "để chơi" mô tả các hoạt động như nghiên cứu học thuật, gặp gỡ giao dịch, những việc mà hầu hết người trên thế giới đều nghĩ chẳng có gì vui thú. Thay vì không khí căng thẳng, nghiêm túc như ở hầu hết nơi làm việc, công sở Thái Lan tràn ngập tiếng cười, đùa vui và vẫn hoàn thành công việc hàng ngày. Họ là minh chứng rõ ràng nhất cho việc "chơi hết mình làm hết sức".
Nụ cười đối mặt với khó khăn
"Sanuk cũng là một cơ chế ứng phó với cuộc sống ngày càng trở nên khó khăn theo cách của người Thái", Arne Kislenko viết trong cuốn Văn hóa và Phong tục Thái Lan. Nụ cười của người Thái đã trở thành thương hiệu. Người Thái cười khi họ thực sự tận hưởng niềm vui hay đạt được mong muốn. Nhưng họ cười để che đi cả những cảm xúc tiêu cực. Họ chọn mỉm cười ngay cả khi bế tắc, căng thẳng, thậm chí ở cả đám tang.
Trong mọi hoàn cảnh, người Thái đề có thể nở nụ cười. |
Bạn đồng hành với "sanuk" là "mai pen rai" (không sao đâu/đừng bận tâm/ không có vấn đề gì). Từ này không mang nghĩa tiêu cực kiểu "Đừng bận tâm, tôi tự làm lấy". Nhưng nó mang ý nghĩa nhắc nhở về một vấn đề như trong câu "Đừng bận tâm, rồi điều này cũng qua thôi".
Đó là triết lý sống coi trọng sự hòa hợp, tránh đối đầu và công nhận một cách rất Phật giáo. Những vấn đề nghiêm trọng tưởng như sống hoặc là chết cũng trở nên nhẹ nhàng.
Khác biệt với văn hóa phương Tây
Với những người phương Tây, đặc biệt với ai đang làm việc tại Thái Lan, khái niệm sanuk và mai pen rai có thể khiến họ cảm thấy bực bội bởi khi mọi người đều bận vui vẻ thay vì làm việc. Nhưng người Thái nhìn nhận về năng suất lao động theo cách của họ. Họ giảm căng thẳng và làm dịu sự hung hăng. Ở Thái Lan, một người say gây gổ thường được lờ đi chứ không phải xông vào đánh với họ.
Văn hóa phương Tây là tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm và trực tiếp. Văn hóa Thái ngược lại, tập trung vào quá trình và gián tiếp. Niềm vui không phải để đạt được hiệu quả nhất định như các hoạt động thư giãn hay sinh hoạt tập thể (team building) nhưng có mục đích của riêng nó.
Người Thái vui vẻ mọi lúc, thứ người khác coi là nghiêm trọng với họ có thể chỉ là "một nắm sanuk". Không phải không nghiêm túc mà để nhắc nhở chúng ta rằng cái nheo mày khó chịu chẳng mang lại gì ngoài những nếp nhăn.
Xem thêm Du khách yêu Việt Nam lý giải vì sao nhiều người ghét quay lại
Như Bình (theo BBC)
from Du lịch - VnExpress RSS http://dulich.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/nu-cuoi-thai-suc-manh-niu-chan-du-khach-3319439.html
via Đệm bông ép Alias
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét